Cẩm nang thi công
1. Những lỗi kỹ thuật cần tránh khi thi công bột Matit.
*Bột Matit trong nhà và bột Matit ngoài trời.
-Bột Matit nội thất được sử dụng để gia tăng khả năng chống thấm
-Bột Matit ngoại thất giúp gia tăng độ bền vững của những bức tường ngoài trước các tác động của thời tiết
-Tuy nhiên bột Matit có thể gây nên những vết rạn nứt và bong tróc mất thẩm mỹ trên bề mặt tường do sử dụng bột kém chất lượng hoặc quá trình thi công không đúng kỹ thuật
*Khi thi công bột Matit cần đảm bảo tránh các lỗi kỹ thuật sau:
-Bề mặt tƣờng bị ẩm ướt khiến bột Matit khó khô, thậm chí là không khô.
-Bề mặt tường bị làm khô quá mức cần thiết khiến nước trong hỗn hợp bột Matit bị thấm hút nhanh, bột Matit khi đó trở về trạng thái rời rạc mà chưa kịp kết dính
-Thi công bột Matit quá dày làm giảm khả năng kết dính của cả bột Matit lẫn những lớp sơn. Các chuyên gia xây dựng khuyến cáo không nên trát bột Matit dày quá 3mm để đảm bảo không bị tác dụng ngược.
-Pha trộn bột Matit không đúng hướng dẫn và tỷ lệ của nhà sản xuất, thành phần nước hay bột nhiều hơn quy định cũng sẽ gây nên những tác dụng không mong muốn lên bề mặt tường.
Lớp Matit bị bụi phấn:
+ Nguyên nhân: Do bề mặt áp dụng bị quá khô, nước trong hỗn hợp nhão đã bị hút hết vào bề mặt, do đó quá trình nình kết ( chín) của hỗn hợp không xảy ra nên lớp Matit biến thành bụi phấn. Có thể khi pha trộn đã dùng một lượng nước quá thấp cộng với việc trộn không đều cũng gây ra hiện tượng trên. Cũng có thể khi pha trộn xong đã thi công ngay, không chờ cho hóa chất phát huy tác dụng.
+ Khắc phục: Buộc phải cạo bổ hết lớp Matit này, làm sạch bụi bám bằng nước và chổi cỏ, chuẩn bị bề mặt thật kỹ, nếu bề mặt khô quá thì nên làm ẩm. Lượng nước pha trộn cần đúng theo tỉ lệ nước 1, bột 3 ( khoảng 16-18 lít nước sạch cho một bao 40kg). Trộn cho thật kỹ và chờ ít nhất là 7 đến 10 phút cho hóa chất phát huy tác dụng sau đó quấy lại một lần nữa rồi mới bắt đầu thi công.
Lớp Matit bị nứt chân chim:
+ Nguyên Nhân: Do lớp Matit này đã trát quá dày, vượt độ dày cho phép là 3mm.
+ Khắc phục: cạo bỏ hết những chỗ nứt chân chim. Nếu bề mặt vùng đó mà lõm sâu quá, thì nên dùng hồ xi măng tô thêm cho tương đối phẳng, rồi trát lớp Matit mới.
Hiện tượng phấn hóa
Hiện tượng trên bề mặt tường xuất hiện một lớp bột mỏng như phấn và có màu trắng, nếu dùng tay xoa nhẹ lên tường sẽ thấy bột phấn bám đầy được gọi là phấn hóa.
Nguyên nhân:
+ Pha sơn quá loãng làm giảm độ kết dính của sơn với bề mặt tường
+ Tia tử ngoại tác động làm bề mặt sơn bị ảnh hưởng theo thời gian + Dùng sơn đã để quá lâu và đã bị giảm chất lượng đáng kể, dùng sơn kém chất lượng
Cách khắc phục :
+ Nếu tường bị phấn hóa nhẹ thì tiến hành làm sạch và đợi bề mặt tường khô hoàn toàn, sau đó lăn một lớp sơn lót kháng kiềm và canh đúng thời gian quy định để sơn thêm lớp phủ là xong.
+ Nếu tường bị phấn hóa nghiêm trọng thì nên cạo bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ, chà nhám và làm sạch bề mặt tường sau đó lăn sơn lót kháng kiềm, đợi khô hoàn toàn thì sơn lớp hoàn thiện
Hiện tượng nấm mốc
Nấm móc tường là sự xuất hiện của những đốm xanh, nâu hay đen trên tường.
Nguyên nhân:
+ Lớp sơn lót chưa đạt chất lượng đã sơn sơn phủ
+ Bề mặt cũ chưa được xử lý kỹ rêu mốc
+ Độ ẩm cao ở những nơi như nhà bếp, phòng giặt, tolet đã tạo điều kiện thuận lợi cho rêu mốc phát triển
Cách khắc phục:
Khử nấm mốc bằng chất tẩy rửa để làm sạch bề mặt nếu chỉ bị nhiễm nấm nhẹ, trong tường hợp tường bị mốc nhiều thì nên loại bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ, xử lý kỹ nấm mốc, sau đó tiến hành sơn lớp lót chống nấm và cuối cùng phủ lớp hoàn thiện, kết hợp lắp đặt quạt tại những nơi hay bị ẩm ướt để tường được thông thoáng
Hiện tượng bong tróc nứt nẻ
Bong tróc sơn là hiện tượng màng sơn không bám vào tường và bị bong ra từng mảng theo thời gian
Nguyên nhân :
+ Xử lý bề mặt kém, tường bị thấm ẩm
+ Sơn quá mỏng hoặc quá dày
Cách khắc phục
Tìm nguyên nhân gây ẩm để có biện pháp trám trét các vết nứt đối với tường ngoài nhằm mục đích chống thấm nước mưa, thông gió bên trong đối với khu vực có độ ẩm cao, cạo bỏ lớp bong tróc và tiến hành chà nhám làm sạch bề mặt, chọn loại sơn chất lượng và có chức năng chống thấm và tiến hành sơn lại.
Hiện tượng chảy sơn:
Chảy sơn là hiện tượng sơn không bám được vào tường mà bị chảy thành dòng sau khi thi công.
Nguyên nhân :
+ Pha sơn quá loãng
+ Phun sơn quá gần bề mặt tường
+ Sử dụng quá nhiều sơn
Cách khắc phục :
+ Nếu màng sơn đã khô phải xả nhám và làm sạch bề mặt cho đạt chuẩn
+ Pha sơn theo đúng quy định của nhà sản xuất. Không sơn quá lâu.
Màng sơn bị rỗ
Nguyên nhân :
- Đối với tường có bả Matit , lỗi này gặp khi khuấy bột chưa kỹ, khuấy xong không ủ bột theo hướng dẫn mà thi công luôn, khi thi công không làm ẩm tường, không vệ sinh tường trước khi trét bột, không dùng dao trét lướt lại khi thấy bề mặt bột bị rỗ. Với hiện tượng này trên bề mặt bột, khi lăn sơn lót và sơn phủ rất khó che kín hết các lỗ này...
- Đối với tường sơn trực tiếp ( không bả Matit) có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên. Tường để quá khô mới sơn nhưng không dc làm ẩm tường, tường trát bằng cát quá to tạo ra các lỗ rỗng lớn giữa khe của các hạt cát, lớp sơn lót quá nhiều chất độn nên màng sơn quá dày, thiếu phá bọt nhỏ trong công thức sản xuất sơn,lăn lớp sơn lót đầu tiên không pha nước, lực lăn quá nhẹ ( không ép lu và lăn lại khi tƣờng khô và xấu), mài tường xong không quét sạch bụi...
Biện pháp khắc phục :
- Đối với tường bả Matit : Khuấy bột thật kỹ bằng máy, ủ bột trƣớc khi trét. Mài, ráp tường và quét sạch bụi trƣớc khi trét bột. Làm ẩm tường trước khi trét. Cần trét lớp đầu thật kỹ, lướt lại bằng bột loãng hơn ở vị trí bị rỗ ( bột loãng dễ chảy vào những lỗ nhỏ li ti giúp bịt kín các lỗ này)
- Đối với tường lăn trực tiếp : Mài, ráp kỹ và hút hoặc quét sạch bụi trên tường. Phun sương làm ẩm tường trước khi lăn sơn lót. Pha loãng sơn lót với 5% - 10% nước ngọt sạch khi lăn lớp sơn lót đầu tiên( tùy theo tường và điều kiện thời tiết khi thi công). Ép lu với một lực vừa đủ giúp các lông lu đẩy sơn vào các lỗ rỗng. Di lại lu sau khi lăn khoảng 3 đến 5 phút, nếu di lại mà vẫn chưa kín đƣợc thì nhúng lu vào sơn để bổ sung lƣợng sơn cần thiết giúp che lấp lỗ rỗng ( Thời gian 3- 5 phút màng sơn vẫn còn ướt nên sẽ dễ dàng lấp đầy lỗ khí).
Màng sơn bị nhăn:
Sau khi khô màng sơn bị nhăn nheo, sần sùi ,không mượt , không tạo màng liên tục .
Nguyên nhân :
- Thi công lớp sơn quá dày( đặc biệt đối với sơn alkyd hay sơn gốc dầu)
- Thi công sơn trong điều kiện thời tiết quá nóng hay quá lạnh gây ra hiện tượng lớp sơn bên ngoài khô quá nhanh so với lớp bên trong .
- Không tuân thủ thời gian sơn cách lớp: lớp trong chƣa khô đã sơn lớp ngoài . - Do độ ẩm không khí cao làm ảnh hưởng tới quá trình khô của màng sơn .
- Sơn trên bề mặt dính tạp chất
Cách xử lý : Cạo bỏ lớp sơn, làm sạch bề mặt. Khi sử dụng sơn lớp sơn này khô hẳn, tuân thủ thủ thời gian sơn cách lớp. Tránh thi công sơn trong điều kiện có nhiệt độ và độ ẩm quá cao.
Màng sơn bị mất màu:
Sau khi khô một thời gian,màng sơn bị nhạt màu hoặc mất hẳn màu .
Nguyên nhân :
- Màng sơn bị phân hủy dưới tác dụng của tia tử ngoại và nhiệt độ cao .
- Dùng sơn nội thất đem sơn cho ngoại thất .
- Bị cháy do kiềm hóa : do không dùng lớp sơn lót chống kiềm .
- Nhà sản xuất dùng màu không phù hợp mục đích sử dụng .
Màng sơn bị cháy kiềm (kiềm hóa):
Hiện tượng : Màng sơn bị mất màu, có những đốm loang .
Nguyên nhân :
- Do độ kiềm của hồ, vữa quá cao tấn công vào lớp màng sơn, làm suy yếu chất kết dính, dẫn đến mất màu và xuống cấp toàn bộ màng sơn .
- Do lớp hồ vữa quá tƣơi hoặc lớp Matit có độ kiềm cao .
- Không dùng lớp sơn lót chống kiềm.
1. Màng sơn bị muối hóa:
Hiện tượng : Bề mặt màng sơn có một lớp chất trắng như muối, thƣờng gặp nhất là sơn màu đậm .
Nguyên nhân : Do thi công trên bề mặt tường mới và ẩm .Sự hình thành muối canxi CaCO3 do ẩm và mƣa đọng lại trên bề mặt màng sơn .
2. Màng sơn bị xà phòng hóa:
Hiện tượng : Bề mặt màng sơn bị nhớt và biến màu , thường xảy ra ở sơn dung môi .
Nguyên nhân : Do hồ vữa mới có độ kiềm cao phản ứng với sơn. Do xà phòng hoặc kiềm đọng lại trên màng sơn một thời gian dài
3. Màng sơn bị lệch màu:
Hiện tượng : Khi dặm vá bị lệch màu
Nguyên nhân :
- Do sử dụng sơn khác màu để dặm vá .
- Lớp lót không đều hoặc không lót, nên khi dặm vá giống nhƣ sơn lớp thứ hai lên lớp thứ nhất .
- Sử dụng dụng cụ thi công khác nhau để dặm vá .
- Nhiệt độ khi dặm vá khác với khi sơn các lớp sơn trước.
4. Sơn bị tách lớp:
Hiện tượng: Thi công lớp hai không kết dính với lớp 1, và bị tách lớp.
Nguyên nhân: Do lớp một chưa khô (ẩm do sương hoặc mưa, tạo lớp màng mỏng giữa hai lớp), lớp thứ hai đặc dẫn đến không hòa được vào lớp nước còn bám ở lớp 1
Khắc phục: Pha loãng sơn hơn thong thƣờng( ví dụ bình thƣờng 10% nƣớc sạch, có thể tăng lên 13-14%).
Chi tiết Thông số kĩ thuật
Chi tiết Kĩ thuật thi công chống thấm
Chi tiết Video hướng dẫn chống thấm
Trả lời câu hỏi
Tôi cần bao nhiêu sơn cho dự án của mình? Tôi cần sơn bao nhiêu lớp? Có rất nhiều người cũng có chung mối băn khoăn như bạn. Bên cạnh chọn màu sơn nhà phù hợp với ngôi nhà thì việc cân nhắc xem số lượng sơn cần và đủ để tránh gây lãng phí từ đó tiết kiệm được một khoản chi phí kha khá cũng là một tiêu chí được quan tâm đáng kể trong giai đoạn hoàn thiện ngôi nhà.
Vậy là bạn đã gặp may rồi đấy vì chúng tôi - sơn takira hôm nay sẽ ở đây để cho bạn thấy việc tính toán lượng sơn cần thiết thực sự rất dễ dàng chỉ với ba bước đơn giản mà không cần phải đoán già, đoán non.
Bước 1 - Đo lường
Trước hết, bạn cần lấy thước dây để tính chiều cao và chiều rộng của bề mặt mà mình muốn sơn. Sau đó, nhân chiều cao và chiều rộng với nhau để có số đo diện tích. Sử dụng công thức tương tự để tính diện tích của tất cả các cửa sổ và cửa ra vào, sau đó lấy tổng diện tích bề mặt muốn sơn trừ đi phần diện tích này.
Bước 2 - Tính số lớp sơn
Hiện nay Takira có các dòng sơn: Sơn lót, sơn chống thấm, sơn phủ. Bước này trả lời cho câu hỏi số lớp sơn mà bạn muốn sơn
Bước 3 - Làm phép chia và nhận kết quả
Cuối cùng, lấy số diện tích chia cho số mét vuông trên một lít được in trên bao bì thùng sơn hoặc được thể hiện theo thông tin của sản phẩm trên website. Và như vậy là bạn đã tính ra lượng sơn mà mình cần.
VD: Sơn Takira dòng sơn lót M1: l lít sơn ta sơn được 10-12m2. Vậy 1 thùng Sơn lót M1 18 lít có thể sơn được 180m2- 200m2.
Thật đơn giản và dễ hiểu phải không nào? Hãy áp dụng ngay những thông tin bổ ích trong bài viết này để việc tính toán mét vuông sơn tường dễ dàng hơn, không còn cản trở việc hoàn thiện ngôi nhà xinh đẹp của bạn nữa.
Chi tiết Video thi công sàn Epoxy
Video Sự cố thi công sàn Epoxy
Chi tiết Kĩ thuật thi công
Chi tiết Kĩ thuật thi công
Chi tiết Sự cố thi công
Chi tiết Kĩ thuật thi công trần nhựa
Chi tiết Sự cố khi thi công trần nhựa
Chi tiết Video thi công trần nhựa
Chi tiết Kĩ thuật thi công trần thạch cao
Chi tiết video thi công trần thạch cao