Mẹo hay tính diện tích sơn nhà- tránh lãng phí
Sơn nhà là giai đoạn cuối cùng trong hoàn thiện để đưa ngôi nhà vào sử dụng. Đó là việc cuối cùng nên cũng là lúc tài chính đã cạn. Vì vậy khi đến lúc sơn nhà, gia chủ nào cũng băn khoăn chi phí sơn nhà hết bao nhiêu tiền, và việc lựa chọn loại sơn gì, thương hiệu nào cũng làm gia chủ phải đau đầu tính toán. Muốn biết số mét vuông sơn tường để dự toán số lượng sơn cần mua., các bạn có liên hệ với bên cung cấp sơn để được tư vấn. bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và cách tính mét vuông sơn tường chuẩn xác, giúp bạn kiểm soát tốt số tiền dành ra cho công việc sơn tường hoàn thiện ngôi nhà của mình.
Tính diện tích tường cần sơn
Diện tích tường cần sơn bao gồm diện tích sơn ngoài trời và diện tích sơn trong nhà. Trong đó có diện tích của một số khu vực đặc biệt như: Khu vực sơn chống thấm, khu vực cầu thang và trần nhà, các đường phào chỉ, tổ mối và các cột.
Trước hết là cách tính sơn ngoài trời: Sơn ngoài trời gồm có sơn chống thấm, sơn trần ngoài, sơn màu mặt tiền, sơn các cột phào chỉ
Diện tích sơn ngoài trời = Diện tích mặt tiền * Hệ số sơn ngoài trời
Trong đó:
- Hệ số sơn ngoài trời có thể dao động từ 1,2 đến 1,8, tùy theo mức độ phào chỉ nhiều hay ít để đưa ra hệ số cho phù hợp (phào chỉ là cách gọi tắt, chung cho những vật liệu trang trí;tường).
- Hệ số sơn ngoài trời bằng một với một số trường hợp đặc biệt (tuy nhiên rất ít xảy ra bởi vì mặt ngoài của công trình còn có ban công, con tiện và lan can… ).
Hoặc bạn cũng có thể đo trực tiếp chiều rộng và chiều cao của bức tường để từ đó lấy diện tích vừa đo được trừ đi số diện tích của cửa (phần không cần sơn đến).
Để tiết kiệm chi phí một cách tốt nhất ngoài việc tính diện tích cần sơn gia chủ cũng cần tính số lượng sơn cho nhà mình. Sau đây sẽ là những gợi ý giúp bạn tính toán lượng sơn một cách hợp lý nhất.
Khi sơn nhà để đảm bảo độ bền cũng như độ thẩm mỹ cao thì gia chủ cần sơn ít nhất 2 lớp.
– Sau khi thực hiện cách tính mét vuông sơn nhà xong gia chủ lấy kết quả vừa tính được nhân với số m2/l thì sẽ ra được số lít sơn cần thiết để sơn cho ngôi nhà mình. Thông thường theo như kinh nghiệm sơn nhà thì 1 thùng sơn 18 lít sẽ sơn được khoảng 60-70 m2 (2 lớp).
Ví Dụ: Dự toán số mét vuông sơn tường cho ngôi nhà có chiều rộng 5m, chiều dài 20m, cao 2 tầng, mỗi tầng cao 4m, có ban công rộng 1,5 m.
Tính diện tích sơn ngoại thất
Dựa vào điều kiện đã nêu, chọn hệ số sơn ngoài nhà là 1,5.
Diện tích sơn ngoài nhà = (5x4x3) x 1,5 = 90 (m2)
Trường hợp 1: Lăn sơn trực tiếp không trát matit (công thức 4 lớp với 2 lớp sơn trắng lót chống kiềm và 2 lớp sơn màu)
– Với 1 thùng sơn chống kiềm 5 lít lăn 2 lớp được 30 m2
– Với 1 thùng sơn màu 5 lít lăn 2 lớp được 30 m2
– Số lượng sơn lót chống kiềm = 90 : 30 = 3 (thùng 5 lít)
– Số lượng sơn màu = 90 : 30 = 3 (thùng 5 lít)
– Màu nền chiếm 2:3 và màu phào trang trí chiếm 1:3.
Trường hợp 2: Lăn sơn có trát matit (công thức 3 lớp với 1 lớp sơn trắng lót chống kiềm và 2 lớp sơn màu)
– Với 1 thùng sơn chống kiềm 5 lít lăn 1 lớp được 60 m2
– Với 1 thùng sơn màu 5 lít lăn 2 lớp được 30 m2
– Số lượng sơn lót chống kiềm = 90 : 60 = 1,5 (thùng 5 lít)
– Số lượng sơn màu = 90 : 30 = 3 (thùng 5 lít)
– Màu nền chiếm 2:3 và màu phào trang trí chiếm 1:3.
Diện tích sơn trong nhà sẽ được tính bằng tổng diện tích của các phòng cộng với phần diện tích thông phòng, cầu thang và trần nhà vệ sinh.
Diện tích sơn các phòng được tính như sau: S = ( Chu vi phòng x Chiều cao + diện tích trần ) - cửa thông phòng và cửa sổ (nếu có). Ví dụ: Phòng ngủ dài 5m rộng 5m cao 3.3m có cửa thông phòng ( kích thước thường là 2.34 x 0.89) và 1 cửa sổ ( kích thước thường là 1.4 x 0.69). Diện tích sơn sẽ là: S = {[(5+5)x2]x3.3 + 5x5} - 0.89 x 2.34 - 0.69 x 1.4 = 87.95 mét vuông.
Sẽ cần dùng 1 thùng 18L+ 2 lon 5L sơn lót kháng kiềm nội thất ( tùy theo tường, điều kiện thời tiết và tay nghề thợ sơn, 1 thùng sơn lót được khoảng 50 mét vuông, 1 lon sơn lót được khoảng 20 mét vuông). Sơn phủ sẽ cần dùng là: Sơn trần 1 lon 5L sơn bóng nội thất, sơn màu 2 lon 5L sơn bóng nội thất ( tùy theo tường, điều kiện thời tiết và tay nghề thợ, sơn bóng nội thất 1 lon sơn được khoảng hơn 20 mét vuông ).
Cầu thang sẽ được chia ra là bụng và má cầu thang, phần bụng cầu thang thường được sơn màu trắng cùng với trần, còn phần má cầu thang thường được sơn với màu nền sơn trong nhà. Diện tích sơn cầu thang sẽ được tính như sau: S bụng = Bề rộng x chiều dài ( Bề rộng thường là 0.9 m hoặc 1 m, chiều dai thường là 0.24 x số bậc cầu thang (vì mỗi bậc thường cao 17 rộng 30 )). S má = 0.3 x chiều dài như trên. Ví dụ tầng nhà cao 3.5m cầu thang rộng 1m với 21 bậc thì S bụng = 1 x 0.24 x 21 = 5.04 mét vuông, S má = 0.3 x 0.24 x 21 = 1.5 mét vuông. Sau khi tính xong bạn sẽ cộng cùng với diện tích tường và trần để tính ra số lượng sơn cần sử dụng.
Nhà vệ sinh thường được ốp gạch sát trần hoặc cách trần khoảng 15 cm nên khi tính diện tích sơn cũng khá đơn giản: S trần vệ sinh = chiều dài x chiều rộng + 0.15 x chu vi nhà vệ sinh. Ví dụ nhà vệ sinh rộng 3 x 1.5 sẽ là: S trần vệ sinh = 3 x 1.5 + 0.15 x ( 3+1.5) x 2 = 5.85 mét vuông. Thông thường trần nhà vệ sinh sẽ được sơn màu trắng cùng với trần nhà, vì vậy bạn sẽ cộng cùng diện tích sơn trần nhà để chia ra số lượng sơn cần dùng.
Diện tích sơn màu khu vực thông phòng sẽ được tính bằng chu vi nhân với chiều cao trừ đi cửa thông phòng. Còn diện tích trần khu vực thông phòng sẽ được tính bằng diện tích thực tế của trần tại đó.
Sau khi tính được diện tích sơn trong nhà bạn sẽ tính được số lượng sơn lót chống kiềm cần dùng. Bạn sẽ cộng diện tích trần nhà, bụng cầu thang, trần nhà vệ sinh, trần khu vực thông phòng để sơn cùng màu sơn trần là sơn màu trắng. Má cầu thang, sơn tường phòng khách và các khu vực thông phòng sẽ được sơn cùng một màu nền chung. Các phòng sẽ được sơn cùng màu hoặc các màu khác nhau dựa vào sở thích và nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình.
Lưu ý:
Ước lượng số lượng sơn cần dùng và chi phí khi sơn nhà
Sau khi có diện tích sơn thì bạn sẽ ước lượng số lượng sơn cần dùng cho ngôi nhà của mình tùy theo loại sơn bạn sử dụng.
- Sơn bóng sẽ sơn được nhiều mét vuông hơn vì độ phủ tốt hơn. Ngoài ra sơn bóng có thể ngăn ngừa hơi nước thẩm thấu qua màng sơn nên sẽ bền hơn, chịu được lau chùi tối đa ( lau chùi được trong suốt quá trình sử dụng), bề mặt bóng đẹp. Sử dụng ngoài trời có khả năng kháng tia UV rất tốt nên giảm được nhiệt độ và rất bền màu.
- Sơn mịn sẽ cho bề mặt sơn mịn màng, khả năng kháng nước tốt hơn ( thích hợp dùng cho tường cũ, lâu năm ), chịu được lau chùi trong khoảng 5 năm đầu sử dụng. Độ phủ kém hơn sơn bóng
- Sơn lót chống kiềm nội thất có khả năng kháng kiềm và kháng muối tốt, độ bám dính tốt.
- Sơn lót chống kiềm ngoại thất ngoài các công dụng như sơn lót chống kiềm nội thất là khả năng kháng muối rất tốt, chống được muối đẩy ra phá hủy sơn màu ngoài. Cộng thêm là khả năng kháng tia UV để góp phần làm giảm nhiệt độ và độ bền sơn màu.
- Sơn chống thấm trộn xi măng có độ dẻo dai và chống tia UV tốt, ngoài ra có khả năng kháng nước kháng muối tốt để tránh bị lão hóa do được sử dụng rất lâu dài.
- Sơn chống thấm màu được sử dụng sơn trực tiếp lên tường mà không dùng sơn lót chống kiềm, hay phải pha trộn xi măng để tạo sự liên kết với tường vữa. Có khả năng co giãn dài cực tốt. Khả năng kháng kiềm kháng muối tốt hơn sơn màu phủ và tương dương với sơn lót chống kiềm ngoại thất.