CÔNG TY CỔ PHẦN UNIVERSAL CHEMICAL TECHNOLOGY GROUP

Top 5 dòng sơn chống thấm nên dùng cho ngôi nhà của bạn

Sơn chống thấm là gì?

Sơn chống thấm là một loại sơn được sử dụng để ngăn chặn sự xâm nhập của nước hoặc chất lỏng khác vào bề mặt mà nó được áp dụng. Nó được áp dụng lên các bề mặt như tường, sàn, mái nhà, bể chứa nước, hồ bơi và các công trình xây dựng khác để ngăn thấm nước.

Sơn chống thấm thường có thành phần chính là hợp chất chống thấm, có thể là các polymer hoặc các chất phủ khác nhau, cùng với các chất phụ gia như chất đóng rắn, chất tạo màu và chất làm dày. Khi sơn được thi công lên bề mặt, nó tạo ra một lớp màng bảo vệ chống thấm, ngăn nước thẩm thấu vào các lỗ nhỏ và vết nứt trên bề mặt.

Sơn chống thấm có thể được sử dụng trong các công trình xây dựng mới để bảo vệ chống thấm từ giai đoạn đầu, hoặc sử dụng để sửa chữa các vết nứt và điểm yếu trên bề mặt đã tồn tại. Việc sử dụng sơn chống thấm giúp bảo vệ công trình khỏi sự tác động của nước, ngăn ngừa sự hình thành mốc, rỉ sét, hư hỏng và gia tăng tuổi thọ của các bề mặt xây dựng.

PHÂN LOẠI SƠN CHỐNG THẤM

Gốc xi măng

Ưu điểm : Độ bám dính bề mặt, khả năng chống chịu nước và tuổi thọ đều rất cao

Nhược điểm : Khả năng chịu chấn động rung lắc kém, vì chống thấm gốc xi măng không co giãn được.

Gốc Bitum Polymer

Ưu điểm : Thi công nhanh, không kén các bề mặt sơn

Nhược điểm: Độ bền, tuổi thọ và các nối màng có phần kém hơn các loại chống thấm khác.

Gốc Silicate dạng thẩm thấu

Ưu điểm : Độ bám dính tốt, khắc phục mọi nhược điểm rò rỉ từ bên trong, có độ bền cao và rất đa năng sử dụng trong mọi sự cố chống thấm.

Nhược điểm : Giá thành tương đối cao.

Gốc PU-Polyurethane:

Ưu điểm : Chống thấm gốc PU có khả năng bám dính, độ che phủ bề mặt, độ đàn hồi cao

Nhược điểm : Giá thành cao hơn so với các loại chống thấm khác.

Top 5 dòng sơn chống thấm nên dùng cho ngôi nhà của bạn

1. Sơn chống thấm Dulux

Sơn chống thấm Dulux được cấu tạo từ nhựa acrylic chống thấm, chất màu, phụ gia và nước, với công nghệ Hydroshield đặc biệt giúp bề mặt đanh chắc hơn, cho khả năng chống thấm vượt trội thích hợp cho các cấu trúc xi-măng và bê tông như tường nhà.

Ưu điểm

  • Chống thấm hiệu quả: Sơn chống thấm tường nhà Dulux với khả năng chống thấm gấp 2 lần so với các sản phẩm chống thấm tường đứng phổ biến trên thị trường hiện nay

  • Màu sắc sáng đẹp: Ngoài việc đảm bảo tính năng quan trọng nhất là chống thấm, thì còn phải giúp tăng giá trị thẩm mỹ của công trình với màu ghi nền nhã nhặn, Dulux làm cho bề mặt sáng đẹp.

  • Dễ dàng thi công: Dulux không cần trộn xi măng nên rất dễ sử dụng, thêm vào đó là khả năng chống kiềm hoá và chống rêu mốc cao.

Ứng dụng

Sử dụng từ trong ra ngoài cho các bề mặt nằm ngang, thẳng đứng và chống thấm được thi công sau khi xong phần xây, trát tường mộc và trước khi thi công phần hoàn thiện.

2. Sơn chống thấm tường nhà Jotun

Sơn Jotun chống thấm, hay còn gọi là sơn Jotun WaterGuard, đây là một sản phẩm sơn được sản xuất theo công nghệ hiện đại, sử dụng gốc acrylic biến tính mang lại những ứng dụng tuyệt vời.

Ưu điểm

  • Chống thấm tối ưu, ngăn chặn công trình khỏi sự thấm nước, đảm bảo màu sơn luôn đẹp theo thời gian, thách thức mọi hiện tượng thời tiết cực đoan.

  • Sơn chống thấm ngoài trời Jotun có độ đàn hồi cao, có khả năng che phủ các vết nứt nhỏ.

  • Sơn chống thấm Jotun không cần pha với xi măng, đem lại hiệu quả thi công cao, dễ dàng cho người sử dụng.

  • Loại sơn này cho khả năng khô cực nhanh, không có nhiều mùi độc hại, an toàn cho sức khỏe con người.

  • Đa dạng về màu sắc để khách hàng chọn lựa.

Ứng dụng

Sơn Jotun chống thấm trên mọi bề mặt tường, như tường bê tông, tô vữa, hoặc những không gian ngoại thất, nội thất,

3. Sơn chống thấm Kova

Là loại sơn chống thấm tường ngoài nhà, sơn chống thấm Kova được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan.

Ưu điểm

  • Sơn ngăn chặn sự thấm nước từ ngoài vào, độ bền cao lên đến 15 năm vẫn đem lại chất lượng tốt.

  • Sản phẩm sơn Kova có khả năng chịu mài mòn, chịu nước mặc, sự kháng kiềm cao.

  • Sơn Kova không chứa các chất độc hại, an toàn cho người thi công và sử dụng.

Ứng dụng

Sử dụng chống thấm cho bề mặt tường, sàn bê tông, tầng hầm, bể nước, sàn nhà vệ sinh…

4. Sơn chống thấm Lucky Paint

Sơn chống thấm Lucky Paint được cấu tạo từ nhựa acrylic, chất tạo màu không chì, chất phụ gia, chống thấm gốc nước… tạo nên lớp sơn mịn, bền vững và kiên cố theo thời gian.

Ưu điểm

  • Sơn lên màu chuẩn, sang trọng, đẹp mắt, tăng thêm tính thẩm mĩ cho ngôi nhà.

  • Bề mặt sơn có khả năng chịu mài mòn cao, chống bám bụi, chống ố, lại dễ dàng lau chùi mà không sợ hư hại về màu sắc sơn.

  • Sơn chống thấm nước cực tốt, ngăn ngừa nấm mốc, rong rêu, thích hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều như ở miền Bắc Việt Nam.

  • Đặc biệt sơn chống thấm Lucky có chứa các thành phần diệt khuẩn siêu việt và không gây dị ứng khi tiếp xúc,.

Ứng dụng

Sơn chống thấm Lucky Paint đặc biệt là thích hợp với cấu trúc xi măng cho nội, ngoại thất nhà.

5. Sơn chống thấm Takira

Sơn chống thấm Takira hay còn gọi là Sơn Takira Water Guard Plus được cấu tạo từ nhựa Silicone kết hợp với nhựa Acrylic dùng để pha xi măng. Công thức này giúp tăng khả năng chống thấm cho tường đứng, thành bể...  tạo lớp sơn vững chắc, bảo vệ ngôi nhà của bạn trước sự khắc nghiệt của thời tiết

Ưu điểm

  • Sơn có độ bám dính tốt, dễ dàng thi công

  • Bề mặt sơn sau khi hoàn thiện có độ bám dính tốt, giúp tăng khả năng liên kết với lớp sơn phủ, tăng độ bền tối đa cho các bề mặt xi măng và cấu trúc của bê tông

  • Sơn chống thấm nước cực tốt nhờ công thức 2 thành phần liên kết, giúp bảo vệ ngôi nhà trước nắng gắt hay thời tiết nồm ẩm của miền Bắc

  • Sản phẩm không chứa chất độc hại, an toàn với sức khỏe người dùng.

Ứng dụng

Sử dụng Sơn chống thấm Takira cho bề mặt tường, bê tông,...

CÁC BƯỚC THI CÔNG SƠN CHỐNG THẤM ĐÚNG KỸ THUẬT

Chuẩn bị thi công

Bước 1 : Vệ sinh tường để đảm bảo bề mặt tường sạch, khô, ổn định.

Bước 2 : Khắc phục các điểm nứt, lỗ và lỗi trên tường

Thực hiện thi công

Bước 3 : Thi công sơn phủ 1 lớp sơn chống thấm kín bề mặt tường

Bước 4 : Để 4 tiếng cho bề mặt tường khô hẳn.

Bước 5 : Thi công sơn phủ lớp thứ hai.

Ngoài ra, các bạn cần đọc kỹ các hướng dẫn và yêu cầu kỹ thuật từ nhà sản xuất loại sơn mà bản sử dụng.